Năm 2015, Đài Loan khiến thế giới sửng sốt khi ban lệnh cấm trẻ từ 2 tuổi trở xuống sử dụng bất kỳ hình thức công nghệ nào. Trẻ lớn hơn cũng bị hạn chế chặt chẽ, chỉ được dùng thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian “hợp lý”, song “hợp lý” là bao lâu thì nhà chức trách không nói rõ. Phụ huynh sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm quy định mới.
Trẻ em khắp thế giới đều được tiếp cận công nghệ từ sớm. Điều này gây lo lắng cho nhiều người. Chính phủ và các tổ chức vận động đều nỗ lực để trẻ không phụ thuộc, lạm dụng thiết bị điện tử. Thậm chí, năm 2014, một số thành phố Nhật Bản còn cấm trẻ dùng smartphone, di động sau 9 giờ tối.
Những biện pháp nói trên đều xuất phát từ ý tưởng công nghệ có hại cho trẻ. Cấm chúng tiếp cận công nghệ sẽ giúp chúng lớn lên hạnh phúc và khỏe mạnh, không bị bắt nạt qua mạng, không bị béo phì, không gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần…
Sức khỏe và hạnh phúc của trẻ đương nhiên là mong muốn của tất cả mọi người. Song, xóa bỏ công nghệ khỏi cuộc sống của chúng không phải phép màu hiện thực hóa được mong muốn đó. Trẻ em có thể nhỏ nhưng không có nghĩa cuộc sống của chúng đơn giản. Có nhiều yếu tố dẫn đến trẻ bị bắt nạt, cũng như nhiều yếu tố khiến trẻ béo phì.
Công nghệ đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Bản thân nó cũng mang đến nhiều lợi ích. “Cấm tiệt” trẻ sử dụng công nghệ có thể phản tác dụng.
Các trường học ngày càng dựa vào công nghệ trong giảng dạy, giúp trẻ học tập và khám phá thế giới thông qua hình thức sinh động hơn. Nếu trẻ không được tiếp cận công nghệ, cơ hội học hỏi của trẻ về lâu dài cũng bị tước mất.
Chẳng hạn, những đứa trẻ không biết sử dụng smartphone, máy tính làm thế nào để trang bị kỹ năng tìm kiếm, sắp xếp và tổ chức ý tưởng khi lớn lên, lao vào thị trường việc làm. Trong thời đại này, thiết bị điện tử cũng tương tự như bút và sách vở của học sinh trước đây.
Ngoài ra, khi cấm trẻ dùng công nghệ, người lớn phải gánh thêm nghĩa vụ giám sát. Nó có thể gửi đến cho trẻ thông điệp rằng chúng không đáng tin, gia tăng sức ép lên mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, thầy cô và học sinh, ảnh hưởng đến sự tự trọng, tự tin và hạnh phúc của trẻ.
Công nghệ sẽ không biến mất mà ngược lại còn phát triển hơn và tích hợp sâu hơn với cuộc sống của chúng ta. Nhốt trẻ trong một tòa tháp nói không với công nghệ cho tới khi chúng trưởng thành không phải là câu trả lời. Vì sao người lớn không hướng dẫn trẻ sử dụng công nghệ đúng đắn, có trách nhiệm, bổ ích thay vì cấm đoán?
Điều đó không đồng nghĩa phụ huynh phải gật gù đồng ý với tất cả những quảng cáo mà nhà sản xuất đưa ra. Chúng ta nên áp dụng cách tiếp cận cân bằng giữa lợi ích và tác hại của công nghệ, giúp trẻ khai thác những mặt lợi và tránh xa những điều xấu. Một phần của cách tiếp cận này chính là nhìn công nghệ từ góc độ của trẻ để hiểu chúng nhìn thấy giá trị gì trong công nghệ và nó khớp với mục tiêu riêng của chúng như thế nào trong quá trình lớn lên.
Chẳng hạn, các game và ứng dụng cho trẻ có tính tương tác cao, mang đến cơ hội học hỏi nhiều hơn là các hoạt động thụ động như xem tivi. Song, chúng lại là nguy cơ nếu trẻ chơi quá nhiều, dẫn đến nghiện game. Chìa khóa ở đây chính là sự điều độ. Cũng như thức ăn của chúng ta, loại và chất lượng của công nghệ là quan trọng nhất. Hãy lựa chọn cẩn thận các chương trình mà trẻ “tiêu thụ” qua máy tính bảng, smartphone, máy tính.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phải kiểm soát được việc sử dụng công nghệ trong gia đình để những lời phàn nàn về thói quen dùng thiết bị của con cái không diễn ra hàng ngày. Nhiều gia đình đã tìm ra chiến lược riêng, phù hợp với tất cả thành viên.
Cấm công nghệ xuất phát từ mong muốn tốt cho con của mình, song tốt hơn chính là học cách sống chung với công nghệ. Bằng cách này, trẻ sẽ tận hưởng được những lợi ích và cơ hội mà công nghệ mang lại, đồng thời không trở thành “nô lệ” của công nghệ.
Du Lam(Tổng hợp)
Chia sẻ của một bà mẹ Mỹ về phương pháp 7 bước cai nghiện màn hình cho trẻ có thể giải tỏa tâm lý cho các phụ huynh đang “đau đầu” vì con.
" alt=""/>Có nên cấm trẻ sử dụng màn hình hoàn toàn?
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số quy tắc như góc giữa lưng ghế và chân ghế của bạn nên dao động từ khoảng 110 – 130 độ. Trong khi đó độ cao ghế chuẩn là khi người lái không cần phải rướn người lên cao để quan sát phía trước, còn tầm mắt thì đặt ở tâm kính chắn gió, đầu và trần xe cách nhau khoảng một bàn tay.
Điều chỉnh khoảng cách ghế hợp lý
Tùy thuộc vào chiều dài sải tay và chân của mình, mỗi tài xế nên điều chỉnh khoảng cách từ ghế đến vô lăng sao cho phù hợp với bản thân. Các chuyên gia cho rằng tư thế thoải mái nhất là ngồi dựa hẳn vào lưng ghế và chú ý không để phần đầu gối cao hơn hông của bạn. Ngoài ra, khoảng cách hợp lí giữa người lái với bàn đạp là khi phần đầu gối của bạn hơi gập ở góc khoảng 120 độ.
Điều chỉnh vô lăng
Bên cạnh việc xác định vị trí ngồi chính xác thì người lái cũng có thể giảm bớt những cơn đau mỏi lưng, cổ bằng cách điều chỉnh vô lăng của xe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế tốt nhất khi cầm vô lăng là đặt bàn tay thấp hơn vai, đặt ở vị trí 3h và 9h trong khi khuỷu tay gập tạo góc 120 độ. Vị trí này còn giúp tài xế phản xạ nhanh hơn khi gặp những tình huống bất ngờ trong lúc di chuyển.
![]() |
Việc điều chỉnh vô lăng cũng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi tài xế (Ảnh: Car from Japan) |
Vào xe đúng cách
Nhiều tài xế có thói quen ngồi xe như cho chân vào trước mà không hề ý thức được rằng động tác này có thể gây ra tình trạng chuột rút, nguy hiểm hơn là cong, vẹo cột sống. Cách ngồi vào xe đúng nhất là đặt hông vào trước, rồi mới bước chân vào và xoay người về đúng hướng sau khi đã ngồi yên vị trên ghế xe.
Căng dãn cơ thường xuyên
Giữ nguyên một vị trí trong nhiều giờ lái xe liên tục sẽ khiến cơ bắp của bạn bị tê, mỏi. Để tránh xảy ra tình trạng căng cơ, đau mỏi lưng, cổ, bạn nên tranh thủ thực hiện một số động tác kéo giãn cơ trong lúc chờ đèn đỏ hay tắc đường. Bạn nên tham khảo các động tác đơn giản, có thể thực hiện khi đang ngồi. Điều này sẽ giúp nới lỏng các cơ và tạo sự linh hoạt cho tài xế khi lái xe.
Luôn mang theo túi chườm nóng/lạnh trên xe
Việc mang theo túi chườm nóng/lạnh khi di chuyển bằng xe ô tô có thể là cứu cánh của nhiều tài xế trong nhiều trường hợp. Nếu bạn bị đau mỏi lưng, cổ cấp tính, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh, còn khi bạn bị đau lưng, cổ trong một thời gian dài, thứ bạn cần là túi chườm nóng để có thể làm dịu đi cơn đau khi đang lái xe.
![]() |
Túi chườm nóng/lạnh có thể giúp bạn làm dịu cơn đau tức thời (Ảnh: Car from Japan) |
Nghỉ ngơi đủ trước khi lái xe
Nếu bạn phải lái xe trong một quãng đường dài và chuyến đi có thể mất tới vài giờ thì hãy đảm bảo rằng bạn đã nghỉ ngơi đủ để tránh đau mỏi lưng khi lái xe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dừng lại tại các điểm nghỉ ngơi trên đường, dành thời gian để ăn uống đầy đủ và bổ sung năng lượng cho bản thân. Bạn cũng nên đi lại và nghỉ ngơi trong khoảng 15 – 20 phút để các cơ được dãn ra.
Đánh lạc hướng bản thân
Việc chỉ chăm chú vào cơn đau của mình sẽ khiến cơn đau kéo dài hơn và làm tăng mức độ đau, khiến người lái cảm thấy không thoải mái. Do đó, hãy đánh lạc hướng bản thân bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích hay lắng nghe đài radio hoặc nói chuyện với người bên cạnh để tạm thời quên đi cơn đau và tập trung vào lái xe.
![]() |
Bạn có thể nghe nhạc hoặc nói chuyện để không để ý đến cơn đau của mình (Ảnh: Car from Japan) |
Mai Lý (Theo Car from Japan)
Bạn đã từng chứng kiến khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình, tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Để hoá giải tình huống đạp nhầm chân ga khi lái ô tô, người ngồi bên cạnh sẽ có vài giây thao tác nhanh gọn để biến nguy thành an.
" alt=""/>Những mẹo hữu ích giúp đánh bay cơn đau mỏi lưng, cổ khi lái xe